Ngày nay loại hình dịch vụ cho thuê các phương tiện giao thông dài hạn hay ngắn hạn ngày càng phát triển để phục vụ cho các mục đích đi lại khác nhau.
Hoặc chủ sở hữu xe giao lại quyền điều khiển phương tiện lại cho người khác khi không có nhu cầu sử dụng.
Như vậy sẽ xảy ra tình huống: sở hữu phương tiện là 1 người và người điều khiển phương tiện là 1 người khác.
Tuy nhiên, khi tham gia giao thông nhiều người lại băn khoăn khi không may gây ra tại nạn thì chủ xe hay người lái xe sẽ phải bồi thường thiệt hại và sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao….
Bài viết này Taxi tải Thành Hưng sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức cơ bản nhất dựa trên cơ sở quy định của Luật pháp nhà nước hiện hành.
Nội dung bài viết
I. Dựa theo Luật Dân sự.
Để có thể xác định được ai là người chịu trách nhiệm khi gây tai nạn, chúng ta có thể tham khảo Bộ Luật Dân sự năm 2015. Theo khoản 1, điều 601 của Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định: Các nguồn nguy hiểm bao gồm các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, chất nổ, chất phóng xạ, chất cháy, thú dữ, vũ khí, chất độc và các nguồn nguy hiểm cao độ khác được quy định.
Theo đúng như điều luật đã quy định, xe ô tô là một dạng nguồn nguy hiểm cao độ. Đồng thời chiếu theo điều 601 Bộ luật Dân sự 2015: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu như chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải chịu bồi thường, trừ khi có thỏa thuận khác”.
Ta có thể xác định được, nếu như người chủ sở hữu xe đã thuê người lái xe, tức là có hợp đồng lao động. Do đó, xe đã được người lái xe chiếm hữu tạm thời vậy nếu không may xảy ra tai nạn thì trách nhiệm bồi thường chính là của người lái xe.
II. Dựa theo Lật hình sự.
Theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật Hình sự năm 2009 thì người nào điều khiển phương tiện mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc là phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Trong trường hợp chủ xe không trực tiếp điều khiển phương tiện, thì trách nhiệm chính sẽ thuộc về tài xế. Ngoài ra, tài xế có thể đối mặt với mức phạt tù từ 3 đến 10 năm nếu như gây tai nạn nghiêm trọng trong các trường hợp dưới đây:
- Không có giấy phép hoặc không có bằng lái quy định.
- Điều khiển phương tiện trong lúc say rượu hoặc do dùng các chất kích mạnh khác.
- Gây tai nạn rồi bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc là cố ý không cứu giúp người bị nạn.
- Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn các phương tiên tham gia giao thông.
- Trường hợp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (có thể nhận mức phạt tù từ 7 đến10 năm).
Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc là làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Lời kết:
Như vậy, trường hợp nếu như chủ xe đã giao xe cho tài xế hay người lái xe, thì người đó là người chiếm hữu, sử dụng được giao thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ các trường hợp có các thỏa thuận khác.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho các anh chị có thêm những kiến thức căn bản để an tâm tham gia giao thông.
Xem thêm:
- Thùng carton Tiền Giang - 7 Tháng Mười Một, 2024
- Thùng carton Bình Phước - 7 Tháng Mười Một, 2024
- Thùng carton Long An - 7 Tháng Mười Một, 2024
Bài viết cùng chuyên mục: