Tải trọng xe là gì? Quy định về tải trọng xe mà bạn cần biết

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn mọi người đã  gặp những cụm từ như tải trọng xe hay trọng tải xe…Tuy vậy, các bạn vẫn có cái nhìn mơ hồ về những khái niệm này? Bạn tự hỏi :tải trọng xe là gì? Quy định về trọng tải xe ra sao?… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng chúng tôi nhé.

Tải trọng xe những quy đinh về tải trọng
Tải trọng xe những quy đinh về tải trọng

I. Tải trọng xe là gì? Ý nghĩa

1. Tải trọng xe là gì?

Tải trọng xe là chỉ sức nặng của hàng hóa mà phương tiện ĐANG CHỞ. Ví dụ, xe tải nhận chở 7tấn nông sản từ điểm A đến điểm B, thì 7 tấn hàng này gọi là tải trọng của xe.

Trọng tải = tải trọng cho phép/tải trọng tối đa.

2. Ý nghĩa của tải trọng.

Dựa trên thông số của tải trọng của xe để xác định xem xe có chở quá số lượng hàng hóa hay không. Sau đó có những biện pháp xử lý đúng đắn và phù hợp.

Bên cạnh đó, tải trọng còn là cơ sở quan trọng để cho người mua xe quyết định xem có nên mua chúng với mục đích sử dụng của mình hay không. Không những thế còn giúp cho bạn biết được tình trạng tham gia giao thông có khả năng sẽ gây tai nạn nguy hiểm khi vượt quá mức cho phép khi chở hàng hóa.

II. Các định nghĩa liên quan.

1. Trọng tải.

Là chỉ số do nhà sản xuất công bố trong các thông số kỹ thuật của xe,nó dùng để chỉ sức chịu nặng tối đa của các phương tiện. Tức là tổng khối lượng tối đa cho phép mà phương tiện đó có thể chở đúng theo quy định. Khi hàng hóa vượt ngưỡng này thì có nghĩa là xe sẽ bị quá tải và có khả năng sẽ bị phạt. Ví dụ, xe có trọng tải 7 tấn, tức là khối lượng hàng tối đa mà xe có thể chở là 7 tấn. Nếu như bạn cần chở nhiều hơn 7 tấn hàng, thì tốt nhất là nên chọn xe có trọng tải lớn hơn để tránh vi phạm luật giao thông.

2. Hệ số tải trọng.

Hệ số tải trọng là một hệ số chuyên dùng tính toán trong các hoạt động thi công công trình và thiết kế xây dựng. Trong quá trình tính toán cũng như đi vào thi công thực tế, các số liệu này sẽ không bất biến mà sẽ có sự biến thiên nhất định. Hệ số tải trọng có vai trò dùng để ước tính sự biến thiên của tải trọng.

Hệ số tải trọng thông dụng thường vào  khoảng 1.3, 1.5,… tùy thuộc vào lĩnh vực ( con số này luôn có dao động từ 1 đến 2).

3. Trọng lượng CP.

Trọng lượng CP hiểu theo cách đơn giản là trọng lượng được cho phép tham gia giao thông. Trong các thông số kỹ thuật của xe bạn thường thấy có cụm từ được viết tắt Trọng lượng toàn bộ TK/CP TGGTnó có nghĩa là Trọng lượng toàn bộ Thiết Kế/Cho Phép Tham gia giao thông.

4. Tải trọng trục thiết kế.

Tải trọng trục thiết kế chính là trọng lượng tối đa cho phép chịu đựng của trục xe. Thuật ngữ này do Bộ giao thông vận tải bạn hành và  thường dùng trong các hoạt động kiểm tra, nghiệm thu toa xe khi lắp ráp hay sản xuất, nhập khẩu.

5. Tải trọng Container.

Tải trọng xe container sẽ phụ thuộc vào kích thước của thùng container. Container chuyên chở hàng số lượng nhiều nên tải trọng thường rất lớn, và lên đến hàng chục tấn.

III. Quy định về tải trọng của xe.

quy định về tải trọng xe
Quy định về tải trọng xe

1. Tính tải trọng xe đang trở.

Hiện nay việc tính tổng tải trọng xe trở nên đơn giản hơn rất nhiều nhờ vào hệ thống cân công nghiệp cảm biến tải trọng. Dựa theo đó, tài xế chỉ cần lái xe chạy qua hệ thống cân là có thể nhận được kết quả chính xác. Tải  trọng xe được tính như sau:

Tải trọng xe (lượng hàng đang chở trên xe) =  Tổng trọng tải (dùng hệ thống cân chuyên dụng) –  Cân nặng của xe – Cân nặng của tài xế đang ngồi trên xe. 

Công thức này dùng để tính tải trọng xe đang chở một cách chính xác nhất.

2. Tính tổng tải trọng xe thân liền.

  • Xe 2 trục: Tổng tải trọng xe phải dưới 16 tấn
  • Xe 3 trục: Tổng tải trọng xe phải dưới 24 tấn
  • Xe 4 trục: Tổng tải trọng xe phải dưới 30 tấn
trọng tải xe
Phân bố tải trọng xe tải theo cụm trục

3. Tải trọng xe container, rơ móc, xe đầu kéo.

  • Loại 3 trục: Tổng tải trọng xe phải dưới 26 tấn.
  • Loại 4 trục: Tổng tải trọng xe phải dưới 34 tấn.
  • Loại 5 trục trở lên: Tổng tải trọng xe phải dưới 40 tấn.

IV. Quy định các mức phạt đối vơi xe quá tải trọng.

Để đảm bảo tốt an toàn giao thông đường bộ, hiện nay việc xử phạt vi phạm xe quá tải được giám sát vô cùng  chặt chẽ. Mức xử phạt hiện tại cũng rất nặng. Ngoài việc phạt người điều khiển xe thì bản thân chủ sở hữu xe cũng sẽ bị phạt nặng. Quy định xử phạt tại điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Mức phạt đối với người điều khiển trực tiếp.

  • Tỷ lệ quá tải trên 10% – 30%:Phạt 800.000đ – 1.000.000đ
  • Tỷ lệ quá tải trên 30% – 50%:Phạt 3.000.000đ – 5.000.000đ
  • Tỷ lệ quá tải trên 50% – 100%:Phạt 5.000.000đ – 7.000.000đ
  • Tỷ lệ quá tải trên 100% – 150%:Phạt 7.000.000đ – 8.000.000đ
  • Tỷ lệ quá tải trên 150%Phạt 8.000.000đ – 12.000.000đ

2. Mức phạt đối với chủ sở hữu xe.

  • Tỷ lệ quá tải trên 10% – 30%:Phạt 2.000.000đ đến 4.000.000đ đối với cá nhân, và 4.000.000đ đến 8.000.000đ đối với tổ chức
  • Tỷ lệ quá tải trên 30% – 50%:Phạt 6.000.000đ đến 8.000.000đ đối với cá nhân và 12.000.000đ – 16.000.000đ đối với tổ chức
  • Tỷ lệ quá tải trên 50% – 100%:Phạt 14.000.000đ đến 16.000.000đ đối với cá nhân, và 28.000.000đ đến 32.000.000đ đối với tổ chức nếu
  • Tỷ lệ quá tải trên 100% – 150%:Phạt 16.000.000đ đến 18.000.000đ đối với cá nhân, và 32.000.000đ đến 36.000.000đ đối với tổ chức
  • Tỷ lệ quá tải trên 150%:Phạt 18.000.000đ đến 20.000.000đ đối với cá nhân, và 36.000.000đ đến 40.000.000đ đối với tổ chức.

3. Một số quy đinh xử phạt khác.

Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người điều khiển xe chở quá tải trọng sẽ bị phạt nếu như vi phạm các lỗi sau:

  • Phạt từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ: Nếu tổng trọng lượng xe vượt quá 10-20% tải trọng cho phép của cầu, đường  (trừ các trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  • Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ: Nếu tổng trọng lượng xe vượt quá 20-50% tải trọng cho phép của cầu, đường  (trừ các trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  • Phạt từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ và tước giấy phép lái xe 1 tháng đến 3 tháng: Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 50-100% tải trọng cho phép của cầu, đường  (trừ các trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  • Phạt từ 7.000.000đ đến 8.000.000đ và tước giấy phép lái xe 2 tháng đến 4 tháng: Nếu tổng trọng lượng xe vượt trên 100-150% tải trọng cho phép của cầu, đường  (trừ các trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  • Phạt từ 14.000.000đ đến 16.000.000đ và tước giấy phép lái xe 3 tháng đến 5 tháng trong trường hợp: tổng trọng lượng xe vượt quá 150% tải trọng cho phép của cầu, đường  (trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng) và hành vikKhông chấp hành việc kiểm tra tải trọng khi có yêu cầu hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

Ngoài ra người điều khiển phương tiện còn phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả trong các trường hợp gây hư hại cầu đường vì hành vi vi phạm của mình gây nên.

Lời kết:

Từ những chia sẻ của vận tải Thành Hưng chia sẻ về tải trong xe và các quy định hy vọng đã giúp ích cho các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực này để từ đó tuân thủ và chấp hành đúng quy định luật giao thông nhằm tránh gặp phải những trường hợp bị xử phạt và mất tiền không như mong muốn.

Có thể bạn quan tâm: 

Vietcom JSC
Latest posts by Vietcom JSC (see all)