Cách đóng gói đồ thủy tinh khi chuyển nhà

“Có lửa thì mới có khói”, ông bà ta nói chẳng sai chút nào! Không phải tự nhiên mà việc chuyển nhà lại trở thành nỗi lo, nỗi ám ảnh của nhiều hộ gia đình. Chuyển nhà đồng nghĩa với việc bạn phải làm hàng đống công việc: dọn dẹp, tháo dỡ, đóng gói, vận chuyển, lắp đặt, … tất cả đồ đạc trong ngôi nhà của bạn làm sao để chúng an toàn về đến nhà mới. Đồ đạc làm bằng thủy tinh có giá trị thẩm mĩ cao nhưng nó lại là những đồ dễ hỏng nhất khi chuyển nhà nếu không được đóng gói cẩn thận, đúng cách.

Bài viết dưới đây là những cách đóng gói đồ thủy tinh khi chuyển nhà được tích lũy từ kinh nghiệm làm việc của nhân viên đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển nhà Hải Phòng Thành Hưng.

I. Tại sao phải đóng gói đồ thủy tinh đúng cách?

Trong cuộc sống của con người hiện nay đều xuất hiện những đồ dùng, vật dụng bằng thủy tinh để sử dụng, để trang trí. Bởi thủy tinh mang vẻ ngoài trong suốt rất hợp thẩm mỹ, thể hiện được sự sang trọng, quý phái cho người sử dụng. Hơn nữa đồ thủy tinh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như đồ nhựa, đồ đồng khi sử dụng.

Tuy nhiên chúng lại dễ vỡ khi bị tác động mạnh từ bên ngoài. Khi chuyển nhà nếu không biết cách đóng gói đồ thủy tinh sẽ có thể làm hỏng chúng, gây nguy hiểm cho con người vì những mảnh vỡ sắc nhọn của chúng.

II. Đồ đạc đóng gói cần chuẩn bị

  • Thùng carton cỡ vừa, nhỏ
  • Băng dính, kéo
  • Màng PE, xốp nổ bong bóng
  • Bìa carton.
  • Xốp, vải vụn, giấy báo
  • Giấy bút ghi chú

III. Cách đóng gói đồ thủy tinh

  • Đối với đồ thủy tinh có độ trũng cao: bát, cốc, bình
  • Dùng giấy báo bao bọc hết bề mặt của đồ thủy tinh. Nên bọc khoảng 2 đến 3 lớp giấy báo. Vo giấy báo nhồi vào phần trống bên trong của chúng.
  • Lót thêm lớp xốp bong bóng chống sốc bên ngoài để thêm phần an toàn.
  • Đối với đồ thủy tinh có độ trũng thấp: đĩa
  • Bọc từng đĩa bằng 2-3 lớp giấy báo hay mút xốp bong bóng. Dùng băng dính cố định lại lớp bọc.
  • Khi xếp đĩa vào thùng nên xếp theo chiều dọc để đĩa nằm đứng. Không nhồi nhét đóng gói đĩa quá nhiều vào thùng.
  • Đối với khung ảnh.
  • Dùng màng PE, màng xốp bong bóng bao bọc xung quanh khung ảnh. Dùng băng dính cố định lại lớp bọc.
  • Đối với những khung ảnh cỡ nhỏ xếp được vào thùng carton thì có cách xếp giống như xếp đĩa ở phần trên. Đối với tranh ảnh có cỡ lớn thì sau khi được bọc chống sốc bạn nên dùng những bìa carton, vải vụn để lót các góc của khung ảnh và bao lại khung một lần nữa.
  • Đối với bể cá cảnh thủy tinh.
  • Trước khi đóng gói bạn phải cho tất cả mọi thứ có trong bể ra ngoài và vệ sinh bể thật sạch và khô ráo.
  • Dùng màng PE, màng bong bóng xốp phủ lên toàn bộ bề mặt của bể cá rồi dùng những miếng bìa carton lót xung quanh một lần nữa.
  • Đối với đèn.
  • Nên bọc xung quanh đèn bằng lớp giấy báo hoặc màng xốp bong bóng.
  • Đặt đèn nằm ngàn vào thùng đã được lót kỹ, dùng vải vụn, xốp, giấy nhồi vào những chỗ trống trong thùng để đảm bảo an toàn.
  • Nên chọn thùng carton có kích cỡ phù hợp với đèn.

IV. Mẹo đóng gói đồ thủy tinh

  • Những đồ nặng thì đóng thùng nhỏ, những đồ nhẹ thì đóng thùng to. Đồ thủy tinh nặng ở dưới thùng, đồ nhẹ ở trên.
  • Thùng đựng đồ thủy tinh phải được lót một lớp báo nhàu để chống sốc ở mặt dưới và mặt trên khi đã xếp đồ vào thùng.
  • Lấp đầy không gian trống trong thùng bằng những miếng xốp, vải vụn, giấy báo để đồ bên trong không bị xô đẩy khi vận chuyển.
  • Dùng băng dính dán thật chắc phần trên và dưới thùng đảm bảo đồ không bị rơi ra khi vận chuyển.
  • Dùng bút, giất nhớ để đánh đấu bên ngoài thùng để người vận chuyển chú ý, cẩn thận.
  • Khi vận chuyển đồ thủy tinh nên chú ý, tránh đi vào đoạn đường xóc, nẩy khiến đồ đạc bên trong dễ bị vỡ.

Qua bài viết trên, Thành Hưng mong rằng phần nào giải quyết được nỗi lo lắng khi chuyển nhà của các bạn. Mọi thắc mắc liên quan đến nhà của, chuyển nhà bạn có thể liên lạc với chuyển nhà Thành Hưng để được tư vấn, giúp đỡ.

Thành Hưng hân hạnh phục vụ!

▶️Tham khảo thêm : 

 

Vietcom JSC
Latest posts by Vietcom JSC (see all)