Nhằm giảm ùn tắc giao thông Sở GTVT đã đưa ra giờ cấm xe tải, taxi tải để hạn chế ùn tắc trên các tuyến đường cụ thể. Dưới đây là quy định về khung giờ cấm xe tải hoạt động trong nội thành, bài viết dưới đây Vận Tải Thành Hưng sẽ chia sẻ để có cho mình lộ trình tốt nhất nhé!
Nội dung bài viết
I. Quy định chung.
Tất cả phương tiện giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phải tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan.Việc tổ chức các hoạt động giao thông phải bảo đảm được tính thông suốt, trật tự, an toàn và hiệu quả.
Các công dân, tổ chức khi tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự và an toàn giao thông.
II. Giờ cấm cho từng loại xe tải tại TPHCM
Thời gian hoạt động và cấp phép ôtô chở hàng, xe tải lưu thông trong khu vực nội thành được quy định cụ thể như sau:
– Xe tải nhẹ (ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn (trừ bán tải), ô tô đăng khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn cho tới 2.5 tấn và các xe thí điểm): Xe không được phép lưu thông vào khu vực nội thành thành phố, thời gian từ 6h-9h và 16h-20h hàng ngày.
– Xe tải nặng (ô tô tải có khối lượng chuyên chở trên đến 2.5 tấn, máy dẫn, xe máy chuyên sử dụng và sơ mi rơ moóc được dẫn bởi ô tô hoặc là rơ moóc.): Xe không được phép lưu thông vào khu vực nội thành của thành phố từ 6h cho đến 22h hàng ngày.
Xem thêm: Xe tải nào chạy được trong giờ cấm tải?
1. Các tuyến đường xe tải nặng được hoạt động không giới hạn.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng Lotus: theo hướng vào đường Nguyền Văn Linh – Nguyễn Thị Thập – Nguyễn Văn Quỳ – cảng Lotus và chiều ngược lại.
- Hành lang ra vào khu vực Cảng Tân Thuận 2: Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát – Bùi Văn Ba – Cảng Tân Thuận 2 và hướng ngược lại.
- Hành lang ra-vào ở khu vực Cảng Nhà Rồng. Hướng vào cầu Tân Thuận 1 – Nguyền Tất Thành – đến cồng kho 5 của Cảng. Hướng ra: lưu thông theo các tuyến đường không giới hạn về thời gian:đường Trương Đình Hợi – Tôn Thất Thuyết – cầu Tân Thuận 2 – nối Nguyễn Văn Linh.
- Hành lang lưu thông vào nhà máy sữa: đoạn Xa lộ Hà Nội – Võ Văn Ngân – Thống Nhất – Đặng Văn Bi – tới đường số 6 và ngược lại.
- Đường số 14, quận Thủ Đức: đoạn nối từ Quốc lộ 1 đến đường số 13.
- Hành lang vào KCN Tân Bình: Đường D7 – đường MI và hướng ngược lại. Đối với các tuyến đường chuyên dụng thì đi theo sự quản lý của KCN.
- Đường Lê Trọng Tấn: đoạn nối từ Quốc lộ 1 vào khu vực Khu công nghiệp Tân Bình và chiều ngược lại.
- Những khu vực hạn chế xe tải trong nội đô.
- Quốc lộ 1 (đoạn từ ngã tư Thủ Đức cho đến đoạn Quốc lộ 1 giao đường Nguyễn Văn Linh)
- Xa lộ Hà Nội (đoạn từ Ngã tư Thủ Đức đến nút giao Cát Lái) – Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công)
- Đường Võ Chí Công (đoạn từ Đồng Văn Cống cho đến cầu Phú Mỹ), cầu Phú Mỹ, đường trên cao (từ khu A Nam Sài Gòn tới điểm cầu Phú Mỹ), đường Nguyễn Văn Linh (từ khu A Nam Sài Gòn cho đến Quốc lộ 1A)
2.Những tuyến đường xe tải nặng được lưu thông ( 9h đến 16h)
- Đường Trần Xuân Soạn: đường Huỳnh Tấn Phát cho đến đường Lê Văn Lương.
- Đường Mai Chí Thọ: đoạn từ đường Nguyễn Cơ Thạch cho đến đường Đồng Văn Cống.
- Đường Phạm Thế Hiển: đoạn từ đường Trịnh Quang Nghị đến đoạn đường nối Phạm Thế Hiển – Quốc Lộ 50.
- Quôc Lộ 50: đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh nối đến đường Phạm Thế Hiển.
- Hành lang đăng kiểm xe 50.01 s (số 464 Kinh Dương Vương,Bình Tân): Quôc lộ 1- đường Kinh Dương Vương – Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.01 s – và chiều ngược lại.
- Hành lang đăng kiểm xe 50.03V (số 107 Phú Châu, quận Thủ Đức): theo Quốc lộ 1
- Đường Phú Châu và chiều ngược lại.
- Hành lang đăng kiểm xe 50.03S (số 6/6 Quốc lộ 13, quận Thủ Đức): chiều Quốc lộ 1
- Phạm Văn Đông — Quốc Lộ 13 – Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 50.03S và chiều ngược lại.
3. Tuyến đường xe tải nặng chỉ được phép lưu thông từ 24 giờ – 06 giờ sáng ngày hôm sau:
- Đường Điện Biên Phủ (suốt tuyến)
- Đường 3 tháng 2 (suốt tuyến)
- Đường Bạch Đằng – Phan Đăng Lưu – Hoàng Văn Thụ
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai (suốt tuyến)
- Đường Trần Hưng Đạo (suốt tuyến)
- Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi
- Đường Lý Thường Kiệt (suốt tuyến).
4. Danh sách các tuyến đường cấm đỗ xe
Hiện tại Sài Gòn cho phép 42 tuyến đường đỗ xe dưới lòng đường nhưng có thu phí:
Quận 1: đường Cao Bá Quát, Hồ Huấn Nghiệp, Huyền Trân Công Chúa, Phan Chu Trinh, Hàm Nghi, Trương Định,Đông Du, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Lai, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Du, Mạc Thị Bưởi, Ngô Đức Kế,Phan Bội Châu, Thủ Khoa Huân, Hai Bà Trưng
Quận 2: Nguyễn Văn Hưởng
Quận 3: Trần Quốc Thảo, Bà Huyện Thanh Quan,Võ Văn Tần, Lê Ngô Cát, Pasteur, Trương Định, Hồ Xuân Hương
Quận 5:Trần Bình Trọng, Phạm Hữu Chí, An Dương Vương, Nguyễn Văn Cừ, Phan Văn Trị, Tản Đà, Nguyễn Thị Nhỏ, Lê Hồng Phong
Quận 6: Nguyễn Hữu Thận
Quận 10: Tuyến hẻm hai bên công viên Vườn Lài (hẻm 781 Lê Hồng Phong và hẻm 16 Trần Thiện Chánh), Hẻm 51 Thành Thái, Tuyến hẻm xung quanh Công viên Z756 (hẻm 283 và hẻm 285 CMT8), Lê Hồng Phong, Cao Thắng, Nguyễn Giản Thanh,
Quận 11: Đường số 2 Cư xá Lữ Gia
Xem tiếp phần 2: Tại đây
Hi vọng qua bài viết mà chúng tôi chia sẻ sẽ cho bạn có cái nhìn tổng quan cũng như thông tin cần thiết về giờ cấm xe tải cung như các tuyến đường cấm xe tải khi tham gia giao thông tại Thành phố Hồ Chính Minh. Nếu như bạn đang có ý định thuê xe tải để kinh doanh hay chở hàng thì cần lắm rõ những quy trình trên để tránh bị phạt an nhé!
Trân Trọng!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông năm 2020
- Giờ cấm xe tải ra vào thành phố Hà Nội
- 1/7/2020 cấm xe tải: Lưu ý cho lái xe tránh bị phạt nặng
- Thùng carton Tiền Giang - 7 Tháng Mười Một, 2024
- Thùng carton Bình Phước - 7 Tháng Mười Một, 2024
- Thùng carton Long An - 7 Tháng Mười Một, 2024
Bài viết cùng chuyên mục: